Bài viết này viết về bộ manga Đại chiến Titan. Đối với các cách sử dụng khác của tên này, hãy xem Đại Chiến Titan (Điều Hướng).
Shingeki no Kyojin (進撃の巨人(Tiến kích Cự nhân), nghĩa đen là "Người khổng lồ tiến công") là một bộ manga Nhật Bản do Isayama Hajime sáng tác. Tại Việt Nam truyện được phát hành với cái tên Đại Chiến Titan dựa theo tựa của phiên bản tiếng Anh là Attack on Titan. Câu truyện được đặt ra trong bối cảnh loài người phải sống đằng sau ba bức tường đồ sộ được dựng nên để bảo vệ nhân loại khỏi những người khổng lồ ăn thịt người được gọi là Titan (tên trong bản tiếng Anh, bản gốc tiếng Nhật gọi là Kyojin - "Cự nhân", nghĩa đen là "người khổng lồ"). Truyện theo chân Eren Yeager, nhân vật chính của bộ truyện, cậu thề sẽ tiêu diệt toàn bộ lũ Titan trên thế giới sau khi chứng kiến chúng phá hủy bức tường, tàn phá quê hương và ăn thịt mẹ mình.
Đại chiến Titan được đăng tải dài kì trên tạp chí Bessatsu Shounen của Kōdansha và được xuất bản thành 34 tập tankōbon, bộ manga được xuất bản kể từ ngày 9 tháng 9 năm 2009 đến tháng 4 năm 2021 và kết thúc ở chương thứ 139, khép lại hành trình xuất bản kéo dài 11 năm vào ngày 9 tháng 4 năm 2021. Ngày 8 tháng 11 năm 2020, có thông báo rằng bộ truyện sẽ được in màu hoàn toàn. Kōdansha biên soạn các chương và đóng thành các tập tankōbon. Tập đầu tiên được phát hành vào ngày 17 tháng 3 năm 2010. Tập 34, cũng là tập cuối của Đại chiến Titan được phát hành vào ngày 9 tháng 6 năm 2021.
Tại Việt Nam, phiên bản tiếng Việt của bộ truyện được xuất bản bởi TVM Comics. Tập đầu tiên được phát hành vào ngày 26 tháng 12 năm 2014. Tuy nhiên TVM Comics chỉ xuất bản đến tập 18, sau đó ngừng lại kể từ tháng 11 năm 2016. Và theo thông tin hiện tại mới nhất, Nhà xuất bản Trẻ đã xác nhận mua lại bản quyền bộ truyện này và dự kiến phát hành năm 2022.
Tóm Tắt[]
Bối cảnh[]
Câu truyện của Đại chiến Titan xoay quanh một nền văn minh nằm trong ba bức tường đồ sộ quây tròn đồng tâm, nơi duy nhất mà nhân loại còn tồn tại. Hơn một trăm năm trước, loài người đã bị đẩy đến bờ vực của sự tuyệt chủng sau sự xuất hiện của một loài sinh vật mang hình người được gọi là các Titan, chúng sẽ ăn thịt bất cứ ai mà chúng nhìn thấy. Những người sống sót sau đó bắt đầu rút vào bên trong ba bức tường và sống yên bình suốt gần một thế kỷ. Để chiến đấu với các Titan, quân đội sử dụng Thiết bị Cơ động dọc, một thiết bị đeo hông bắn ra neo móc, tạo lực đẩy bằng gas giúp họ có được tính lưu động ba chiều tuyệt vời.
Cốt truyện[]
Cốt truyện của Đại chiến Titan theo chân Eren Yeager, một chàng trai sống tại quận Shiganshina, nằm ở bức tường ngoài cùng, Tường Maria. Năm 845, Tường Maria bị hai loại Titan mới là Titan Đại Hình và Titan Thiết Giáp phá thủng. Trong thảm họa đó, mẹ của Eren, Carla Yeager, bị Titan Cười ăn thịt còn Eren và Mikasa thì trốn thoát được. Kể từ đó, cậu thề sẽ xóa sổ toàn bộ lũ Titan trên thế giới và đăng ký gia nhập quân đội cùng với những người bạn từ thuở nhỏ của mình là Mikasa Ackerman và Armin Arlert.
Trong cuộc chiến đầu tiên của họ, Eren nhận ra được rằng bản thân có khả năng bí ẩn giúp cậu biến đổi thành một Titan có tri giác, điều này khiến Binh đoàn Do thám chú ý và nảy ra ý định sử dụng sức mạnh Titan của Eren để chiếm lại Tường Maria. Khi những cuộc chiến với Titan ngày càng trở nên khốc liệt, Eren và đồng đội của mình phải chiến đấu để bảo vệ chủ quyền cũng như dần hé mở những bí ẩn về các Titan, về nền văn minh của mình và thế giới nằm bên ngoài những bức tường.
Cuối cùng, Eren và đồng đội khám phá ra rằng họ không phải là những con người duy nhất còn sót lại. Họ là những người thuộc chủng tộc Eldia đã bị đày vào sau những bức tường vì những tội lỗi đã gây ra với chủng tộc khác, tộc người Marley trong quá khứ. Tất cả những thứ xung quanh mà họ từng tin là cả thế giới thực ra chỉ là một hòn đảo bị cô lập tương đối nhỏ tên là Paradis. Người Eldia, với sự lãnh đạo của Eren và những sĩ quan khác, bắt đầu cuộc nổi dậy chống lại hạm đội toàn cầu với mục đích tiêu diệt Paradis của người Marley. Eren bắt đầu phát động Rung chấn "the Rumbling", một sự kiện giải phóng hàng triệu con Titan Đại Hình nằm trong những bức tường, Titan Tường, ở trên đảo Paradis để san phẳng thế giới và tạo nên một nền hòa bình vĩnh cửu cho người dân Paradis.
Với sự giúp sức của những người nắm giữ sức mạnh Titan đến từ Marley, Quân Do thám đã ngăn chặn thành công Rung chấn, nhưng thảm họa mà Eren gây ra đã quét sạch 80% dân số thế giới. Mikasa là người đã giết Eren để vĩnh viễn xóa sạch sức mạnh Titan trên toàn cầu. Ba năm sau, cuộc chiến giữa những cư dân trên đảo và những nước còn lại chuẩn bị nổ ra, nhưng Armin tin rằng những cuộc đàm phán hòa bình của Nữ hoàng Historia sẽ thành công. Nhiều thế hệ sau, Paradis bị những quốc gia khác rải bom và phá hủy. Một cậu bé phát hiện và tiếp cận một cây đại thụ, giống với cái cây là nguồn gốc của sức mạnh Titan đã cứu nô lệ Ymir khỏi cái chết hàng ngàn năm trước.
Số tập và chương[]
- Danh sách chương của Đại chiến Titan
- Cốt truyện của Đại chiến Titan
Quá trình sáng tác[]
Năm 2006, Isayama Hajime vẽ bản one-shot 65 trang cho Đại chiến Titan.[2] Ban đầu, anh gửi tác phẩm cho tạp chí Tuần san Shōnen Jump của Shueisha, và nhận được lời khuyên sửa đổi phong cách vẽ và tình tiết để phù hợp với Jump hơn. Anh từ chối và quyết định gửi đến Tuần san Shōnen Magazine của Kodansha.[3] Trước khi Đại chiến Titan bắt đầu được xuất bản thành bộ vào năm 2009, Isayama đã có ý tưởng về các khúc ngoặt trong truyện, và được hoàn thiện hơn khi bộ truyện tiếp diễn. Bối cảnh của truyện được tác giả lấy cảm hứng từ quê hương của mình, Hita, Ōita, có núi bao quanh.[4]
Trong lúc làm việc ở tiệm cà phê internet, Isayama đã bị một khách hàng túm lấy cổ áo. Chính sự cố này đã giúp anh biết được "nỗi sợ khi đụng độ phải một người mà mình không thể giao tiếp", và được Isayama biểu đạt qua các Titan. Ngoại hình của các Titan được tác giả thiết kế phỏng theo hình tượng một số võ sĩ, như Okami Yushin cho Titan của Eren Yeager[5] và Brock Lesnar cho Titan Thiết Giáp của Reiner Braun.[6] George Wada, nhà sản xuất của bộ anime nói rằng khái niệm "Bức tường của sự sợ hãi" chịu ảnh hưởng từ bản chất cô lập và khép kín của văn hóa Nhật Bản.[7] Ông cũng cho biết nội tâm của mỗi người là một trong các chủ đề của bộ truyện.[7] Isayama sau đó cũng xác nhận rằng Đại chiến Titan một phần được lấy cảm hứng từ Muv-Luv Alternative, là visual novel thứ hai của loạt visual novel Muv-Luv.[8]
Trong một tháng, Isayama ước tính sẽ mất một tuần để lên kịch bản phân cảnh và ba tuần để vẽ xong một chương. Cốt truyện đã được lên kế hoạch sẵn, thậm chí đến cả việc trong tập nào thì "sự thật" nào sẽ được tiết lộ.[5] Tháng 9 năm 2013, Isayama nói rằng anh muốn kết thúc bộ truyện trong 20 tập. Isayama vốn dĩ muốn viết một cái kết bi thảm cho bộ truyện giống như bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của Stephen King The Mist, là tất cả các nhân vật đều chết, nhưng những phản ứng tích cực với manga và anime đã khiến anh cân nhắc sửa lại phần kết do sự ảnh hưởng của nó lên người hâm mộ.[9] Tháng 11 năm 2018, chương trình tài liệu Jōnetsu Tairiku phát sóng một tập nói về nỗ lực hoàn thành bộ manga của Isayama. Anh xác nhận rằng Đại chiến Titan đã tiến vào arc cuối cùng. Tháng 12 năm 2019, Isayama cho biết rằng anh đang nhắm đến việc kết thúc truyện vào năm 2020.[10] Tháng 6 năm 2020, Isayama trả lời trong một cuộc phỏng vấn với TBS truyện chỉ còn 5%, và anh muốn kết thúc vào năm sau, khép lại mạch truyện chính và đưa đến cái kết cuối cùng.[11] Đến tháng 11 cùng năm thì bộ manga chỉ còn lại 1% đến 2%, và Isayama cũng tuyên bố anh sẽ kết thúc câu truyện trong năm đó. Vào tháng 1 năm 2021, có thông báo chính thức rằng bộ truyện sẽ kết thúc sau hành trình 11 năm, và chương cuối cùng đã được phát hành vào ngày 9 tháng 4 năm 2021.
Đón nhận[]
Tiêu thụ[]
Tháng 4 năm 2014, Oricon thông báo rằng bộ truyện đã bán được 30 triệu quyển.[12] Cho đến tháng 11 năm 2014, truyện có 45 triệu bản in;[13] đến tháng 12 năm 2019, con số đã tăng đến 100 triệu.[14] Tập 12 của bộ truyện in lần thứ nhất được 2,2 triệu bản, khiến Đại chiến Titan trở thành một trong ba bộ manga duy nhất có số lượng in lần đầu vượt qua con số 2 triệu, hai bộ truyện còn lại là One Piece (ワンピース Wan Pīsu) và Thanh gươm diệt quỷ (鬼滅の刃 Kimetsu no Yaiba). Tập 13 có số bản in đầu tiên cao nhất cho đến nay, là 2.750.000 bản, cũng là kỷ lục cho lần in đầu tiên của nhà xuất bản Kōdansha.[15] Đại chiến Titan là bộ manga bán chạy thứ hai trong năm 2013, bán được 15,933,801 bản trong một năm.[16] Nửa đầu năm 2014, khi bộ truyện đứng đầu bảng xếp hạng, cướp lấy ngôi bán chạy nhất trong 5 năm của One Piece, Isayama ngạc nhiên và đã cảm ơn đọc giả của mình.[17] Cho đến cuối năm, truyện là bộ manga bán chạy thứ hai, bán được 11.728.368 bản.[18] Năm 2015, bộ truyện bán được 8.778.048 bản, đứng hạng thứ ba trong năm,[19] và 6.544.081 bản vào năm 2016, đứng hạng thứ tư.[20] Năm 2017, Đại chiến Titan là bộ truyện bán chạy thứ hai, có doanh số 6.622.781 bản, chỉ đứng sau One Piece.[21] Nhà xuất bản Kōdansha chia sẻ rằng Đại chiến Titan có công tăng doanh thu của công ty lần đầu tiên trong vòng mười tám năm.[22] Bộ anime chuyển thể cũng đã giúp thúc đẩy doanh thu của bộ truyện, trong khi báo Mainichi Shimbun gọi bộ truyện là "thành công của thập kỷ."[23]
Phê bình[]
Với Đại chiến Titan, nhiều người đã phân tích câu chuyện là biểu đạt cho "sự tuyệt vọng của thanh niên trong xã hội ngày nay."[24] Nhà văn Mao Yamawaki miêu tả bộ manga là "câu chuyện trưởng thành có các cô cậu bé làm cốt lõi,” mỗi chương chứa đựng một bí ẩn mới. Theo nhà phê bình Tomofusa Kure, chính các điều bí ẩn này đã tăng sự kỳ vọng của người đọc. Ban đầu, kĩ thuật vẽ của truyện bị vài nhà phê bình chê là vụng về, đến cả Isayama cũng thừa nhận tranh của mình là "nghiệp dư," nhưng sau nhiều năm xuất bản, kĩ thuật đã được những nhà phê bình đó khen là có cải thiện. Kure tin rằng nếu các tranh minh họa đã được "tinh chỉnh" thì sẽ không bày tỏ được “tính quái dị" là đặc điểm chính của tác phẩm.[24] Trong bài bình luận ngắn, Jason Thompson viết rằng tuy các nhân vật được "nạp năng lực" một cách quá tiện lợi, nhưng các khúc mắc phát sinh ra cùng thế giới sau tận thế của bộ manga là "quá tốt để bỏ lỡ."[25]
Khen ngợi[]
Đại chiến Titan giành được Giải manga Kodansha ở hạng mục thiếu niên vào năm 2011[26][27] và được đề cử cho Giải manga Taishō thứ tư với Giải Văn hóa Tezuka Osamu hàng năm thứ 16 và 18.[28][29][30] Ấn bản năm 2011 của Kono Manga ga Sugoi! đánh giá Đại chiến Titan là bộ manga hay nhất dành cho độc giả nam dựa trên ý kiến của các chuyên gia trong ngành xuất bản và manga.[31] Trong ấn bản năm 2012, truyện đứng hạng thứ tám,[32] trong ấn bản năm 2014 thì truyện vào hạng thứ sáu.[33] Năm 2015, Đại chiến Titan là truyện đoạt Giải Sugoi Japan của báo Yomiuri Shimbun.[34]
Tham khảo[]
- ↑ 1,0 1,1 1,2 1,3 1,4 1,5 "Đại chiến Titan". Wikipedia. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2022.
- ↑ "1st Attack on Titan Blu-ray/DVD to Bundle Manga 'Prototype'". Anime News Network. 7 tháng 5 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2022.
- ↑ Isayama, Hajime. "Transformation!!!!". Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2022.
- ↑ "Attack on Titan Creator Named Tourism Ambassador of Hometown". Anime News Network. 4 tháng 11 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2014.
- ↑ 5,0 5,1 "Interview with Attack on Titan Creator Hajime Isayama". MTV. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2022.
- ↑ Isayama, Hajime (17 tháng 4 năm 2013). アクセス数がすごい! [Số lượt xem thật đáng kinh ngạc!] (bằng tiếng Nhật). Blog.livedoor.jp. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2022.
- ↑ 7,0 7,1 "Interview: George Wada, Producer of Attack on Titan". Anime News Network. 23 tháng 7 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2022.
- ↑ Saitō, Tamaki (15 tháng 11 năm 2014). "Brutus No. 790" 諫山創 落書きと過去作品。. Brutus (bằng tiếng Nhật). Magazine World. 790. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2022.
- ↑ "White-screen.jp" 「進撃の巨人」の漫画家、諫山創インタビュー! トラウマという財産!? 人生観と漫画創作が濃密に交わる諫山創の視点とは? (bằng tiếng Nhật). White Screen. 4 tháng 12 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2013.
- ↑ "Kodansha: Hajime Isayama Aims to End Attack on Titan Manga in 2020". Anime News Network. 28 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2022.
- ↑ "Attack on Titan Creator Says Series Has '5 Percent' of Story Left". comicbook.com. 6 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2022.
- ↑ "Attack on Titan Manga Sells Over 30 Million". Anime News Network. 23 tháng 4 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2022.
- ↑ Hennum, Shea (30 tháng 7 năm 2015). "What Our Failure to Cover Attack on Titan Says About the Comics Industry". Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2022.
- ↑ "Attack on Titan Manga Celebrates 100 Million Copies With Giant Mural at NYC Madison Square Garden". Anime News Network. 25 tháng 12 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 9 năm 2016. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2022.
- ↑ ""Attack on Titan" Manga 13th Volume Gets 2.75 Million First Print Run". Crunchyroll. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2022.
- ↑ "Top-Selling Manga in Japan by Series: 2013". Anime News Network. 1 tháng 12 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2022.
- ↑ "Attack on Titan Manga Tops One Piece in Half-Year Sales". Anime News Network. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 6 năm 2014. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2022.
- ↑ ""One Piece" Tops 2014 Manga Sales in Japan, Again". Crunchyroll. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 2 năm 2015.
- ↑ "Top-Selling Manga in Japan by Series: 2015". Anime News Network. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2022.
- ↑ "Top-Selling Manga in Japan by Series: 2016". Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2022.
- ↑ Ashcraft, Brian. "The Best-Selling Manga Of 2017 In Japan". Kotaku (tiếng Anh). Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2022.
- ↑ "Attack on Titan Manga Has 31 Million in Circulation". Anime News Network. 10 tháng 3 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2022.
- ↑ "Attack on Titan Manga Prints 8.7 Million More After Anime". Anime News Network. 3 tháng 6 năm 2013. Bản gốc lưu trữ 8 Tháng sáu năm 2013. Truy cập 3 Tháng 4 năm 2022.
- ↑ 24,0 24,1 Ohara, Atsuhi; Yamane, Yukiko (17 tháng 8 năm 2013). "Boosted by anime version, 'Attack on Titan' manga sales top 22 million". Asahi Shimbun. Bản gốc lưu trữ 22 Tháng tám năm 2013. Truy cập 3 Tháng 4 một năm 2022.
- ↑ "House of 1000 Manga – Crunchyroll Manga". Anime News Network. 14 tháng 11 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2014.
- ↑ 講談社漫画賞 (過去の受賞者一覧) [Kodansha Manga Award (list of past winners)] (bằng tiếng Nhật). Kodansha. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2022.
- ↑ "March comes in like a lion, Space Bros. Win Kodansha Manga Awards". Anime News Network. 12 tháng 5 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2022.
- ↑ "13 Titles Nominated for 4th Manga Taisho Awards". Anime News Network. 16 tháng 1 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2022.
- ↑ "16th Tezuka Osamu Cultural Prize Nominees Announced". Anime News Network. 10 tháng 2 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2022.
- ↑ "18th Tezuka Osamu Cultural Prize Nominees Announced". Anime News Network. 9 tháng 3 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2014.
- ↑ 「このマンガがすごい!」1位は「進撃の巨人」&「HER」. Comic Natalie (bằng tiếng Nhật). 10 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2022.
- ↑ "Top Manga Ranked by Kono Manga ga Sugoi 2012 Voters". Anime News Network. 8 tháng 12 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2022.
- ↑ "Top Manga Ranked by Kono Manga ga Sugoi 2014 Voters". Anime News Network. 9 tháng 12 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2022.
- ↑ "Yomiuri Shimbun's 'Sugoi Japan Awards' Winners Announced". Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2022.